các chủ điểm ôn tiếng anh cho người mất gốc cực hay

Các chủ điểm ngữ pháp quan trọng khi ôn tiếng Anh cho người mất gốc

Một trong những điều cần thiết khi ôn tiếng Anh cho người mất gốc chính là học thật kỹ và nắm vững các chủ điểm ngữ pháp quan trọng. Từ đó người học mới có thể hoàn thành bài thi và tự tin giao tiếp với người bản địa. Những chủ điểm ngữ pháp được đề cập dưới đây sẽ giúp các bạn mất gốc tiếng Anh cải thiện phần lớn lỗ hổng kiến thức và thành thạo hơn trong việc vận dụng loại ngôn ngữ này.

Chủ điểm ngữ pháp quan trọng khi ôn tiếng Anh cho người mất gốc

Dấu phẩy – Commas

Hãy nắm rõ các cách dùng dấu câu và nhất quán trong việc sử dụng dấu phẩy, cân bằng chúng trong bài viết của mình.

Thì của động từ – Verb tense

Bạn cần hiểu rõ các cách sử dụng và nhận biết các thì của động từ. Cẩn thận khi sử dụng chung thì quá khứ đơn cũng như thì quá khứ hoàn thành bạn nhé! 

Tính từ và trạng từ – Adjectives vs. Adverbs

Luôn chắc rằng bạn đang dùng tính từ bổ nghĩa cho danh từ và trạng từ bổ nghĩa cho động từ.

Kiểm tra các từ đồng âm – Check your homophones

Từ đồng âm chính là yếu tố gây khó khăn cho người học khi nghe và đánh vần. Bởi lẽ không phải từ nào cũng có cách đọc giống cách viết và cách thể hiện chúng lên mặt giấy cũng không hề dễ dàng,.

Lưu ý những dấu câu hiếm gặp – Rare or uncommon punctuation marks

Bạn cần biết về cách sử dụng các dấu đặc biệt như ba chấm (…) hay dấu chấm phẩy (;).

Chia động từ theo đúng chủ ngữ – Subject-verb agreement

Nắm vững quy tắc chia động từ sẽ thỏa mãn được yêu cầu ngữ pháp này.

Ví dụ: She has two cats thay vì She “have” two cats.

Sự nhất quán về thì giữa các động từ – Verb tense consistency and meticulous editing

Bạn cần ghi nhớ loại thì mình đang sử dụng để tránh phạm phải các sai lầm căn bản. Kể đến như một câu gốc ở dạng thì quá khứ hoàn thành được chuyển sang dạng quá khứ đơn, trong một số câu lại bị bỏ sót. 

Ví dụ: She went to the store and shopped for the produce.

Liên kết các câu bằng liên từ – Link ideas with a conjunction

Bạn có thể cân nhắc dùng các liên từ sau: for, and, nor, but, or, yes, so để liên kết hai câu văn có đủ thành phần S+V+O làm một.

Sử dụng dấu phẩy liên kết hai ý kiến thành một – Use a comma to connect two ideas as one

Sử dụng những liên từ sau và đặt dấu phẩy giữa hai 2 ý kiến để tạo thành 1 câu đơn.

Dùng dấu phẩy tách 3 hay nhiều cụm từ trong một câu dài – Use a serial comma in a list

Serial comma là dấu phẩy cuối cùng trong một danh sách và thường xuất hiện trước từ “and”.

Dùng dấu chấm phẩy kết nối 2 câu với nhau – Use a semicolon to join two ideas

Nếu bạn thấy muốn nối 2 câu với nhau nhưng không quyết định được hoặc không muốn sử dụng liên từ thì hãy thay thế bằng cách sử dụng dấu “chấm phẩy”.

Dùng thì hiện tại đơn cho hành động quen thuộc, thường lệ – Use the simple present tense for habitual actions

Sử dụng thì quá khứ hoàn thành cho những hành động đã xảy ra nhưng chưa kết thúc – Use present perfect for the unfinished past

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn dùng cho hành động chưa hoàn thành và trong quá khứ – Use present perfect progressive for unfinished action and past

Thì quá khứ hoàn thành dành cho hành động xảy ra trước trong hai hành động đã xảy ra – Use past perfect for the first of two past actions

Website cung cấp bài tập tiếng Anh cho người mất gốc

Một số website ôn tiếng Anh cho người mất gốc bạn có thể tham khảo kể ra như:

– Easy World of English: https://easyworldofenglish.com/

– ManyThings.org: http://www.manythings.org/

– Eslcafe.com: https://www.eslcafe.com/

– LanguageGuide.org: https://www.languageguide.org/vi/?l=ja

– Oxford University Press: https://global.oup.com/?cc=vn

Các “bẫy” thường gặp khi làm đề tiếng Anh cho người mất gốc

Trong quá trình ôn tiếng Anh cho người mất gốc, bạn cũng cần lưu ý đến các “bẫy” thường gặp trong đề thi để đạt được kết quả làm bài cao hơn. Sau đây là một số “bẫy” đa số “được giăng” trong các bài thi TOEIC bạn nên chú ý:

– Đúng hành động được nói đến nhưng sai đối tượng được đề cập;

– Các loại từ đồng âm – gần âm – đa nghĩa;

– Lẫn lộn thông tin – nhiễu thông tin giữa các giọng đọc;

– Quá nhiều thông tin thừa gây hoang mang;

– Tính từ và Phân từ (Participle);

– Đáp án không đúng rõ ràng, chính xác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *